(CAO) Con dông - một trong những đặc sản của xứ sở xương rồng-thường sống ở những động cát của vùng đồi cát ở 2 tỉnh Ninh Thuận - Bình Thuận. Dông có thể chế biến thành nhiều món: gỏi, nướng mọi, nướng sả ớt, rô ti, hấp, chả dông, cháo dông… Tuy nhiên, một trong những món dông khiến cho du khách gần xa không thể nào bỏ qua khi về Phan Rang, quê hương của con dông đồi cát: Dông xào sả ớt. Thoạt nhìn, con dông gần giống như tắc kè. Tuy nhiên da của con dông không sần sùi như da tắc kè mà trơn láng hơn. Dông đực thường to con hơn dông cái. Thịt dông trắng , săn và ngọt. Thịt của con dông nhiều nhất và ngon nhất là ở phần đuôi. Mua dông về, người đầu bếp thường để nguyên con, dội nước sôi rồi lột da, bỏ ruột, bỏ đầu, dùng dao bằm nhuyễn, ướp với sả xay cùng ít nước mắm ngon, ớt xắt nhỏ, gia vị để chừng 10 phút cho thấm đều. Xong rồi trút tất cả vào chảo dầu đang sôi, đảo đều chừng 10 phút để thịt chín là có thể xúc ra dĩa, rắc đậu phộng rang vàng lên trên cùng với một ít rau húng. Cuối cùng, để thêm phần bắt mắt, ngừơi ta điểm xuyết thêm vài lát ớt khoanh chín đỏ lên trên. Món dông xào sã ớt phải ăn nóng mới ngon và dùng bánh tráng nướng để ăn kèm. Món nước chấm được dùng để tạo thêm hương vị thơm ngon của món dông xào sả ớt là nước tương. Bởi chỉ có nước tương mới tạo được vị đậm đà cho món món dông xào sã ớt này. Miếng bánh tráng dòn tan cộng với vị ngọt, bùi của miếng thịt dông xứ nóng khiến cho bạn chỉ nếm một lần thôi nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ quên được. Ngày xưa con dông được người dân xứ nóng đưa lên hàng đặc sản, chỉ có khi khách quý đến nhà mới ra động cát tìm bắt vài con dông về để làm món dông xào sả ớt đãi khách. Con dông chuyên sống trong hang cát, nó chỉ ra khỏi hang từ sáng sớm và tìm ăn những chồi non của cỏ, vì thế mà con dông đã từng được người dân xứ nóng xem như một vị thuốc bổ. Nếu may mắn mà bắt được con dông cái đang có chửa thì quả là tuyệt hảo, vì theo những người sành ăn thì món trứng dông mới là ngon nhất, trứng dông rất béo nhưng không ngậy, khiến cho người ăn không biết ngán, trứng dông đáng được liệt vào hạng sơn hào, hải vị. Ngày nay, con dông trong tự nhiên đã không còn nhiều như trước. Tuy nhiên những người nông dân xứ nóng vốn nhanh chóng thích nghi với nền kinh tế thị trường đã tìm ra cách nuôi dưỡng, thuần hóa buộc con dông phải sinh sản trong môi trường nuôi nhốt. Nhờ thế mà ngày nay khi về nghỉ ngơi, tắm biển ở Phan Rang, đến bất cứ nhà hàng nào, bạn cũng có thể gọi cho mình món dông xào sã ớt. Và khi đã ngồi trước một dĩa dông xào sả ớt đang tỏa mùi thơm, thì chắc chắc rằng bạn không thể nào đủ can đảm từ chối dù bạn chưa bao giờ biết thế nào là con dông. |
Dông - Kỳ nhông
Con Dông là nguồn thực phẩm tự nhiên vô giá và là đặc sản đặc sắc của vùng ven biển Phan Thiết quê tôi.
Mời các bạn ghé thăm trang web để biết thêm về loài Dông và các món ăn đặc sắc từ Dông.
Mời các bạn ghé thăm trang web để biết thêm về loài Dông và các món ăn đặc sắc từ Dông.
Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011
Dông xào sả ớt, món ngon vùng đồi cát
Giải pháp nào phát triển nghề nuôi dông thương phẩm ?
Giải pháp nào phát triển nghề nuôi dông thương phẩm ? Ước tính toàn tỉnh hiện có từ 500- 600 hộ nuôi dông, với diện tích chuồng nuôi khoảng 50 ha. Nhờ vậy, nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo và khấm khá lên nhờ mô hình kinh tế này. Tuy nhiên, để nghề nuôi dông thương phẩm có thể phát triển tốt, chắc chắn vẫn còn nhiều việc phải làm.
Tiềm năng
Con dông là loại động vật hoang dã, sống chủ yếu ở những vùng đất cát ven biển từ Thanh Hóa đến tận Kiên Giang. Tuy nhiên, Bình Thuận vẫn là vùng đất phát triển nuôi dông mạnh nhất trong cả nước, đặc biệt là vùng khu Lê. Hiện tại, sức hấp dẫn những món ăn được chế biến từ con dông, khiến dông được “lên đời” thành món đặc sản khoái khẩu của nhiều người, dù giá cao (khoảng từ 300-400 ngàn đồng/kg). Trước nhu cầu tiêu thụ thịt dông tăng nhanh, mấy năm nay người dân trong tỉnh đã bắt đầu săn bắt con giống về nuôi bán. Hơn nữa, với lợi thế có bờ biển dài 192 km, diện tích đất cát là 117.468 ha, chiếm 15% diện tích tự nhiên, Bình Thuận sẽ là vùng đất đầy tiềm năng để phát triển nghề nuôi dông thương phẩm, nếu biết khai thác và có các giải pháp hữu hiệu để phát triển. Tuy vậy, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để phát triển và nhân rộng nghề nuôi dông thương phẩm với quy mô lớn trên địa bàn tỉnh? Để làm được điều đó, mấy năm qua Trung tâm Phát triển kinh tế- xã hội tỉnh (SEDEC) đã hợp tác với các xã Hòa Thắng, Hồng Phong nói riêng và huyện Bắc Bình nói chung (địa phương có diện tích nuôi dông lớn nhất tỉnh), thực hiện một số hoạt động thử nghiệm, tìm hiểu con dông trong quá trình nuôi thương phẩm. Bởi lâu nay, việc nuôi dông chỉ mới dựa vào kinh nghiệm thực tế của nông dân, ngoài ra vẫn chưa có các nghiên cứu để cung cấp có cơ sở khoa học và thực tiễn để giúp bà con phát triển mạnh mẽ nghề nuôi mới này.
Tìm giải pháp phát triển nghề nuôi dông
Theo kinh nghiệm của người dân khu Lê, con dông sống ở vùng này có những ưu thế vượt trội so với con dông các vùng khác vì nó phát triển nhanh, trọng lượng cơ thể lớn, thịt ngon và có hiệu quả kinh tế hơn loại dông hương. Dông là loài ăn tạp, thức ăn gồm nhiều loài thực vật và côn trùng nhỏ, do đó khá dễ nuôi. Trong quá trình thực hiện một số mô hình nuôi thử nghiệm và kinh nghiệm thực tế nuôi dông thương phẩm, ông Phạm Khắc Thọ - Giám đốc Trung tâm SEDEC cho hay: Khi xây dựng chuồng nuôi, bà con phải chọn vùng đất cát thông thoáng, khả năng thoát nước tốt. Nếu xây chuồng trên đất trống thì phải trồng cây che phủ; nếu diện tích chuồng nhỏ, có thể tạo mặt bằng thành luống hoặc gò đồi nhỏ để tăng diện tích mặt bằng cho dông đào hang và sinh hoạt. Đặc biệt, dông có tập tính con lớn ăn thịt con bé, nên cần chú trọng quản lý dông con bằng cách tách bầy, đưa vào một chuồng nhỏ để chăm sóc riêng. Dông con nuôi khoảng 4-5 tháng, có thể chọn đưa vào chuồng nuôi thương phẩm…
Để phát triển hơn nữa nghề nuôi dông thương phẩm trong tỉnh, ông Thọ nhấn mạnh: “Phải xác định đây là một nghề mới trong cơ cấu chăn nuôi ở địa phương, do đó cần hình thành các chính sách phát triển tương xứng. Bên cạnh đó, địa phương nên chủ động hợp tác với các nhà khoa học, viện, trường… liên quan, để xây dựng và thực hiện đề tài cho dông sinh sản nhân tạo, sản xuất con giống cung cấp cho người chăn nuôi, nhằm tăng năng lực cung ứng giống có chất lượng và hạn chế khai thác dông con trong tự nhiên. Còn theo các hộ nuôi dông như ông Lê Thanh Chung, Trần Văn Nhân… tại xã Hòa Thắng (Bắc Bình), hiện nay bà con chủ yếu nuôi dông tự phát, chưa có kinh nghiệm trong phòng và trị bệnh về con dông. Do đó, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, phổ biến cho bà con phương pháp nuôi và cách phòng trị bệnh… để phát triển nuôi dông hiệu quả hơn. Đồng thời, các phía liên quan phải hợp sức để xây dựng thương hiệu con dông khu Lê nói riêng và dông Bình Thuận nói chung để đẩy mạnh thị trường tiêu thụ.
Theo Báo Bình Thuận
Tiềm năng
Con dông là loại động vật hoang dã, sống chủ yếu ở những vùng đất cát ven biển từ Thanh Hóa đến tận Kiên Giang. Tuy nhiên, Bình Thuận vẫn là vùng đất phát triển nuôi dông mạnh nhất trong cả nước, đặc biệt là vùng khu Lê. Hiện tại, sức hấp dẫn những món ăn được chế biến từ con dông, khiến dông được “lên đời” thành món đặc sản khoái khẩu của nhiều người, dù giá cao (khoảng từ 300-400 ngàn đồng/kg). Trước nhu cầu tiêu thụ thịt dông tăng nhanh, mấy năm nay người dân trong tỉnh đã bắt đầu săn bắt con giống về nuôi bán. Hơn nữa, với lợi thế có bờ biển dài 192 km, diện tích đất cát là 117.468 ha, chiếm 15% diện tích tự nhiên, Bình Thuận sẽ là vùng đất đầy tiềm năng để phát triển nghề nuôi dông thương phẩm, nếu biết khai thác và có các giải pháp hữu hiệu để phát triển. Tuy vậy, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để phát triển và nhân rộng nghề nuôi dông thương phẩm với quy mô lớn trên địa bàn tỉnh? Để làm được điều đó, mấy năm qua Trung tâm Phát triển kinh tế- xã hội tỉnh (SEDEC) đã hợp tác với các xã Hòa Thắng, Hồng Phong nói riêng và huyện Bắc Bình nói chung (địa phương có diện tích nuôi dông lớn nhất tỉnh), thực hiện một số hoạt động thử nghiệm, tìm hiểu con dông trong quá trình nuôi thương phẩm. Bởi lâu nay, việc nuôi dông chỉ mới dựa vào kinh nghiệm thực tế của nông dân, ngoài ra vẫn chưa có các nghiên cứu để cung cấp có cơ sở khoa học và thực tiễn để giúp bà con phát triển mạnh mẽ nghề nuôi mới này.
Tìm giải pháp phát triển nghề nuôi dông
Theo kinh nghiệm của người dân khu Lê, con dông sống ở vùng này có những ưu thế vượt trội so với con dông các vùng khác vì nó phát triển nhanh, trọng lượng cơ thể lớn, thịt ngon và có hiệu quả kinh tế hơn loại dông hương. Dông là loài ăn tạp, thức ăn gồm nhiều loài thực vật và côn trùng nhỏ, do đó khá dễ nuôi. Trong quá trình thực hiện một số mô hình nuôi thử nghiệm và kinh nghiệm thực tế nuôi dông thương phẩm, ông Phạm Khắc Thọ - Giám đốc Trung tâm SEDEC cho hay: Khi xây dựng chuồng nuôi, bà con phải chọn vùng đất cát thông thoáng, khả năng thoát nước tốt. Nếu xây chuồng trên đất trống thì phải trồng cây che phủ; nếu diện tích chuồng nhỏ, có thể tạo mặt bằng thành luống hoặc gò đồi nhỏ để tăng diện tích mặt bằng cho dông đào hang và sinh hoạt. Đặc biệt, dông có tập tính con lớn ăn thịt con bé, nên cần chú trọng quản lý dông con bằng cách tách bầy, đưa vào một chuồng nhỏ để chăm sóc riêng. Dông con nuôi khoảng 4-5 tháng, có thể chọn đưa vào chuồng nuôi thương phẩm…
Để phát triển hơn nữa nghề nuôi dông thương phẩm trong tỉnh, ông Thọ nhấn mạnh: “Phải xác định đây là một nghề mới trong cơ cấu chăn nuôi ở địa phương, do đó cần hình thành các chính sách phát triển tương xứng. Bên cạnh đó, địa phương nên chủ động hợp tác với các nhà khoa học, viện, trường… liên quan, để xây dựng và thực hiện đề tài cho dông sinh sản nhân tạo, sản xuất con giống cung cấp cho người chăn nuôi, nhằm tăng năng lực cung ứng giống có chất lượng và hạn chế khai thác dông con trong tự nhiên. Còn theo các hộ nuôi dông như ông Lê Thanh Chung, Trần Văn Nhân… tại xã Hòa Thắng (Bắc Bình), hiện nay bà con chủ yếu nuôi dông tự phát, chưa có kinh nghiệm trong phòng và trị bệnh về con dông. Do đó, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, phổ biến cho bà con phương pháp nuôi và cách phòng trị bệnh… để phát triển nuôi dông hiệu quả hơn. Đồng thời, các phía liên quan phải hợp sức để xây dựng thương hiệu con dông khu Lê nói riêng và dông Bình Thuận nói chung để đẩy mạnh thị trường tiêu thụ.
Theo Báo Bình Thuận
Dông cát danh bất hư truyền
Dông cát hay còn gọi là kỳ nhông, là loài bò sát thường sống ở những đồi cát ven biển, có hình dáng khá giống con tắc kè. Thịt dông còn ngon hơn cả thịt gà, thịt ếch...
Dông cát được coi là ông “vua“ của những đồi cát
Ông “vua” đồi cát
Từ lâu, dông được coi là đặc sản xứ xương rồng. Người ta bảo dông là những ông “vua” của những đồi cát.
Loài dông thường khoái ăn cà chua, rau muống, dưa hồng... Riêng con dông Ninh Thuận có 4 loại: dông rằn xám trắng, dông bột, dông đen, dông lửa.
Chúng chạy nhanh, “ngụp lặn” như... sao xẹt trên những suối cát mịn màng. Thế nên thịt dông dai, săn chắc và thơm hơn cả thịt ếch, lại còn bổ dưỡng.
Cách đây gần chục năm, khi "vua" đồi cát được giá, người ta đổ xô đi xới cát bắt dông để “đổi đời”. Song, khi nguồn dông đã không còn phong phú như trước do săn bắt quá độ, khá nhiều hộ dân đã nghĩ ra cách nuôi dông tại gia để phục vụ nhu cầu của thực khách địa phương và nhiều vùng khác trên cả nước.
Nhiều năm qua, Ninh Thuận cũng là nguồn cung cấp dông rất lớn cho các tỉnh, thành khác ở khu vực phía Nam.
Khoái khẩu dông nướng
Có thể chế biến được rất nhiều món ngon từ con dông như: dông xào sả ớt, rô-ti, chiên giòn, gỏi dông…nhưng ấn tượng nhất vẫn là dông nướng và chả dông. Cả hai đều thuộc hàng đệ nhất khoái trong các món từ dông.
Món dông nướng thoạt nhìn thấy hơi “ớn lạnh” vì vẻ bề ngoài sần sùi, song khi đã ăn rồi bạn không muốn gác đũa và thậm chí có người còn tiếc ngẩn ngơ vì biết đến vị ngon ngọt của thịt “vua” đồi cát quá trễ. Để làm dông nướng, bạn chuẩn bị trước khoảng 10 con dông. Rồi bày sẵn nước mắm, muối, ớt, tiêu, chanh. Cách làm: Dông rửa sạch, lột da, moi bỏ hết ruột, rửa lại để ráo nước.
Sau đó ướp dông với một chút nước mắm và ½ muỗng cà phê muối. Còn ớt bằm nhỏ, cho vô đảo đều, thời gian ướp khoảng 15 phút cho thấm gia vị. Xếp dông lên vỉ, cho lên bếp than nướng, vừa nướng vừa trở cho đều, thỉnh thoảng thoa thêm một ít dầu ăn, nhờ vậy dông mới có độ bóng và không bị khô. Khi nào chín vàng, dậy mùi thơm là được. Món này ăn nóng, chấm muối tiêu chanh ăn rất thơm, ngon.
Độc đáo chả dông
Với 5 con dông sống, bạn có thể chế biến món này cho 5 người lai rai ngon lành. 100g giò sống, lá xào dông, hành tím, tỏi, sả, ớt, nước mắm, bột ngọt, tiêu và dầu ăn.
Đem dông lột da, rửa sạch, bằm nhỏ rồi ướp với nước mắm, hành tím, tỏi, sả, tiêu, bột ngọt, lá xào dông. Thời gian ướp 5 phút, cho giò sống với thịt dông vào xay chung thật nhuyễn. Viên thành từng viên. Bắc chảo lên bếp nóng, cho dầu vào đun sôi, cho từng viên lên chảo dầu chiên chín vàng là được. Món này ăn kèm với cơm rất ngon.
Kỹ thuật nuôi kỳ nhông - kì nhông - dông - giông
Làm chuồng, hố nuôiKỳ nhông phải nuôi ở nơi khô ráo, có cát. Kỳ nhông hợp với khí hậu vùng ven biển miền trung nắng gió, càng khắc nghiệt càng tốt !
Cũng có thể thực hiện xây dựng trang trại tại các tỉnh phía Nam, có phủ một lớp cát trắng Miền Trung lên là được.
Hố nuôi kỳ nhông đủ rộng, có hào sâu tráng xi măng để khi kỳ nhông xuống không lên được hoặc được bao tường xung quanh cao 1,2m, bên trên có viền trát hồ xi măng láng bóng rộng khoảng 30cm để kỳ nhông không thoát được ra ngoài. Nền hố tôn cao 30-50cm so với mặt đất xung quanh, xếp gạch xỉ cách nhau 3- 5cm, đổ một lớp cát dày 0,6- 0, 7m để thoát nước và cho kỳ nhông làm tổ. Trồng cây hay làm chòi tạo bóng mát cho kỳ nhông trú nắng nhưng phải cách tường bao trên 1, 5m để kỳ nhông không nhảy ra ngoài.
Hố nuôi kỳ nhông đủ rộng, có hào sâu tráng xi măng để khi kỳ nhông xuống không lên được hoặc được bao tường xung quanh cao 1,2m, bên trên có viền trát hồ xi măng láng bóng rộng khoảng 30cm để kỳ nhông không thoát được ra ngoài. Nền hố tôn cao 30-50cm so với mặt đất xung quanh, xếp gạch xỉ cách nhau 3- 5cm, đổ một lớp cát dày 0,6- 0, 7m để thoát nước và cho kỳ nhông làm tổ. Trồng cây hay làm chòi tạo bóng mát cho kỳ nhông trú nắng nhưng phải cách tường bao trên 1, 5m để kỳ nhông không nhảy ra ngoài.
Nguồn giống
Có hai nguồn cung cấp giống: Bắt trong tự nhiên, loại này thường không đồng cỡ, có con lớn, con bé khó nuôi. Loại nhân giống nhân tạo trong hố nuôi, loại này đồng cỡ, chăm sóc nuôi dưỡng dễ hơn. Nguồn giống kỳ nhông hiện rất hiếm, cung chưa đủ cầu, giá dao động 300.000 đồng/kg loại 50- 60 con. Chọn những con kỳ nhông khoẻ mạnh, không bị thương tật, dị hình để nuôi.
Có hai nguồn cung cấp giống: Bắt trong tự nhiên, loại này thường không đồng cỡ, có con lớn, con bé khó nuôi. Loại nhân giống nhân tạo trong hố nuôi, loại này đồng cỡ, chăm sóc nuôi dưỡng dễ hơn. Nguồn giống kỳ nhông hiện rất hiếm, cung chưa đủ cầu, giá dao động 300.000 đồng/kg loại 50- 60 con. Chọn những con kỳ nhông khoẻ mạnh, không bị thương tật, dị hình để nuôi.
Chăm sóc nuôi dưỡng
Chăm sóc kỳ nhông không phức tạp, quan trọng là bảo vệ. Thức ăn nuôi kỳ nhông đa dạng, chủ yếu là thức ăn thực vật: lá, hoa, nụ, quả, chồi cây, cành non . . . Ngoài ra, chúng còn ăn côn trùng (bướm, sâu non, giun đất...), trứng của loài bọ cánh cứng.
Kỳ nhông sau khi nuôi được 8-10 tháng thì trưởng thành, mỗi con nặng 80-120g; kỳ nhông cái trưởng thành đẻ trứng 3-8 quả trong hang tự nhiên hay nhân tạo vào mùa nóng và khô. Đến mùa mưa, độ ẩm không khí cao, trứng nở thành nhông con.
Thu hoạchChăm sóc kỳ nhông không phức tạp, quan trọng là bảo vệ. Thức ăn nuôi kỳ nhông đa dạng, chủ yếu là thức ăn thực vật: lá, hoa, nụ, quả, chồi cây, cành non . . . Ngoài ra, chúng còn ăn côn trùng (bướm, sâu non, giun đất...), trứng của loài bọ cánh cứng.
Kỳ nhông sau khi nuôi được 8-10 tháng thì trưởng thành, mỗi con nặng 80-120g; kỳ nhông cái trưởng thành đẻ trứng 3-8 quả trong hang tự nhiên hay nhân tạo vào mùa nóng và khô. Đến mùa mưa, độ ẩm không khí cao, trứng nở thành nhông con.
sau khi nuôi 8-10 tháng là thời điểm thu hoạch kỳ nhông. Thịt kỳ nhông là món ăn đặc sản có giá trị ở nhà hàng, khách sạn, giá khoảng 300.000- 500.000 đồng /kg.
Kỳ Nhông Miền Trung
Con nhông đất quê ngoại
Quê ngoại tôi nằm trên một doi cát ven sông Trường Giang. Người dân quê ngoại tôi bao đời nay sống chung với cát. Mở mắt ra đã thấy doi cát dài rộng hút tầm mắt, những khi gió lớn, bão bùng cát bay tứ bề, bay cả vào trong nhà... Mẹ tôi, các cậu các dì đã lớn lên từ vùng quê cát này, bàn chân trần tuổi thơ bỏng rát vì cát. Và cũng chính từ vùng cát này, thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho quê ngoại tôi một thứ đặc sản mà không phải nơi nào cũng có, đó là con nhông đất.
Nhông đất là loài bò sát hoang dã, di chuyển bằng bốn chân và đào hang sâu dưới lòng đất để trú ẩn và sinh sản. Đất quê ngoại tôi vừa mềm, vừa xốp lại gần sông nên đất luôn ẩm ướt, bởi vậy đây là một môi trường khá lý tưởng để loài nhông đất làm hang sinh sống. Nhông mái (thường được gọi là nhông cái) có màu nâu đen của đất, trên da có một ít đốm hoa văn, còn nhông đực (được gọi là nhông que hay nhông thềm) thì sặc sỡ hơn với những đốm hoa văn xanh đỏ khắp thân. Hằng năm, cứ vào độ tháng 5 âm lịch thì nhông mái bắt đầu đẻ trứng. Một con nhông mái có thể đẻ từ 2 đến 8 trứng. Nhông là loại bò sát không kén ăn, thức ăn của chúng là những loại thực vật thân mềm và những loài côn trùng nhỏ từ cỏ non, chồi cây mới nhú, các loại hoa dại đến dế, cào cào, châu chấu... Đặc biệt, nhông là loài có khả năng tự tồn tại rất cao, gặp những lúc thời tiết không thuận lợi, thiếu thức ăn hoặc bị đe dọa, con nhông có thể ở lì dưới hang hằng tuần, không cần thức ăn chỉ tự cắn đuôi mà sống.
Để bắt được nhông đất, người dân quê ngoại tôi đã sáng tạo ra một kiểu bẫy rất đơn giản nhưng đem lại hiệu quả rất cao, đặt đâu “dính” đấy. Bẫy được làm từ những chiếc ống tre rỗng hai đầu, mỗi ống tre người ta cột thêm vào một thanh tre cật nhỏ có một sợi dây được thắt lại thành thòng lọng bỏ vào ống tre. Khi phát hiện ra hang nhông, chỉ cần kéo thanh tre, gài chốt đặt ngay miệng hang là xong. Con nhông từ dưới hang chui lên bắt buộc phải rúc qua ống tre, khi đầu nó vừa chạm vào chốt thì lập tức thanh tre sẽ bung lên và sợi dây thòng lọng sẽ siết lại. Thế là một chú nhông đã dính bẫy. Loại bẫy này đơn giản, dễ làm, vật liệu là những cây tre có sẵn trong vườn nhà nên mỗi lần người dân quê ngoại tôi đi bắt nhông họ đem theo cả vài chục cái và tất nhiên khi đi gom bẫy họ đã có hòm hòm vài chục con nhông đem về tha hồ mà trổ tài nấu nướng làm mồi nhậu. Ngoài cách đặt bẫy này, người dân quê ngoại tôi dựa vào kinh nghiệm của mình và thói quen của loài nhông đất mà có cách bắt nhông độc đáo hơn, đó là dò nhông và cào nhông. Khi phát hiện hang nhông bị đùn lại tức là con nhông đã tự lấp miệng hang lại để ngụy trang và đang ở phía dưới hang. Người ta chỉ cần dùng ngón tay hoặc một cái que nhỏ cào nhẹ nơi miệng hang, hoặc dùng que chọc từ từ nhịp nhàng xuống hang để dụ nó lên. Con nhông thấy động sẽ lập tức bò lên miệng hang và bị bắt sống ngay. Đôi khi người ta còn dùng cuốc đào sâu vào hang, chỉ cần hai ba nhát cuốc là đã có thể tóm được con nhông ngay.
Thịt nhông từa tựa như thịt gà nên dễ dàng chế biến thành những món ăn ngon không kém gì thịt gà. Con nhông bắt về được chặt đầu, chặt chân rồi lột da, mổ bụng bỏ hết bộ lòng. Người dân quê ngoại tôi ưa chuộng nhất là món nhông bằm nhuyễn cả xương xào mặn với sả ớt. Món này ăn với cơm hoặc làm mồi cho mấy bác nông dân "giải mỏi" sau những giờ đồng áng thì hết chỗ chê. Thịt nhông có thể đem băm nhỏ để làm chả, món này ngon hơn hẳn chả cá thu, cá đối. Hấp dẫn nhất là món nhông nướng xé nhỏ ăn với muối tiêu chanh ớt. Nướng nhông phải để nguyên con, vừa nướng vừa phết thêm một ít mỡ heo để thịt nhông vàng và béo hơn cho đến khi cả thân con nhông vàng ươm, thơm phức thì đem xé nhỏ. Để tăng thêm mùi vị, thì món nhông nướng phải ăn kèm với khế, chuối chát và rau ngổ điếc mới đúng điệu...
Bây giờ, nhà hàng quán nhậu ngày càng mọc lên nhiều và thịt nhông đã trở thành món đặc sản, do vậy nhông bán rất được giá. Vào mùa nhông, người ta đua nhau đi lùng, săn bắt nhông, lớn nhỏ gì đều bắt hết để bán cho các nhà hàng, quán nhậu. Con nhông cũng không còn được nhiều, và khó bắt hơn trước. Bởi vậy trong những bữa cơm hằng ngày, những món ăn chế biến từ thịt nhông chỉ còn trong nỗi nhớ thường nhật của những người dân quê ngoại tôi mà thôi.
AN Trường
Gỏi nhông (dông) Ninh Thuận
Đến Ninh Thuận được nhiều “chiến hữu” chiêu đãi món nhậu đặc sắc: dông 7 món. Những tay đầu bếp ở Ninh Thuận chế biến thịt dông thành 7 món rất sành điệu: gỏi dông, chả dông, dông nướng, dông rôti, dông hấp, dông nấu dưa hồng và cháo dông.
Dông là loại bò sát sinh sống trong hang trên những vùng đồi cát nóng. Thức ăn chính của con dông chủ yếu là chồi non từ cây xương rồng, cỏ dại. Người dân địa phương đặt bẫy hoặc đào bắt chúng ở trong hang dưới lòng đất sâu chừng 1,5m. Thịt dông thơm, trắng như thịt gà, rất ngọt, chắc, xương rất mềm nhưng da thì dòn sừn sựt.
Làm gỏi dông rất công phu, phải có "bí quyết" nhà nghề mới chế biến được. Làm sạch ruột, lột da, đưa vào lò nướng, khi thịt dông vàng mới lấy ra. Sau đó băm nhuyễn, xào chín và trộn với trái cóc hoặc xoài cắt chỉ nhỏ, rau thơm, đậu phộng rang giòn và đặc biệt phải có "lá xoài dông", một thứ lá cây mọc trên các vách đá vùng khô hạn, có vị chát. Gỏi dông ăn chung với bánh tráng dày, nhiều mè, xúc mãi không chán.
Hấp dẫn hơn là món dông nướng. Có hai cách để làm dông nướng, tùy theo yêu cầu của khách hàng. Dông nướng để nguyên da, và dông nướng ướp muối ớt sau khi đã lột da. Ngon nhất trong con dông nướng là mật và trứng dông. Mật dông có vị béo nhân nhẩn và để lại cái hậu thật ngọt. Trứng dông rất béo, bùi bùi dùng không ngán, được xem là một loại sơn hào hải vị.
Tương truyền, ở làng Mỹ Tường (Ninh Thuận), nơi có rất nhiều dông sinh sống, trong lễ vật thách cưới vợ của người dân địa phương phải có một thúng trứng dông, những cái trứng đó chỉ to bằng đầu ngón tay út trẻ em. Rất may tục lệ đó đã bị loại bỏ, nếu không thì nhiều trai làng Mỹ Tường ngày nay đã... ế vợ!
Dông nướng chấm muối ớt chanh, kèm với lá xoài dông vừa cay lại vừa chua, có hương vị đặc trưng. Xương dông rất mềm, nhai trong miệng lụp bụp, nhâm nhi với ly rượu thuốc thật thú vị.
Thưởng thức dông 7 món phải tuân theo thứ tự, trước hết là gỏi, hấp, rôti... và cháo dông là món sau cùng vừa ấm bụng mà lại cảm nhận được hương vị của từng món ăn.
Bẫy nhông
Có những khoảnh khắc bất chợt, đôi nét nguệch ngoạc tình cờ lại thừa khả năng kỳ diệu khơi dậy trong ta nhiều kỷ niệm sâu sắc, lắm ký ức vui buồn. Đó là trường hợp mấy chữ “khủng long cuối đời” được tác giả Ngô Phú Thiện đề cập ở tản văn “Về làng”, đã đánh thức trong tôi một số hình ảnh quen thuộc ngày xưa. Bởi theo tác giả, “khủng long” chính là con nhông rất đỗi gần gũi với lũ trẻ quê thuở trước, giờ đây được “cách điệu hóa” tại một số quán ăn để có vẻ “thời thượng”, lôi cuốn khách hàng!
Thật ra nhông chỉ là một loài bò sát, bà con với kỳ đà hay cắc ké (quen gọi là ngựa điếu) cổ đỏ bờm cao thường xuất hiện ở gò nổng, bụi bờ rậm rịt giữa trưa hè. Nhông ở Quảng, mình dài chừng 2 tấc, thân điểm sọc đen nổi bật trên nền da xanh xám, nhỏ hơn nhông ở Khánh Hòa, Ninh Thuận thường thấy trẻ em xách từng xâu dài rao bán ở mấy chợ mai đông khách. Nhông sống nhờ các loại côn trùng: sâu, dế, cào cào… khác với loài cắc ké cũng sống ở hang song thường bò lên bụi rậm, mái nhà, thân ốm tong teo, da mốc, mắt đảo láo liên, lũ nhỏ chộp được, tìm cách cạy miệng nhét vào một xíu thuốc rê để xem con vật say thuốc, toàn mình đỏ rực ngắc ngứ, lừ đừ.
Săn bắt nhông bằng ná cao su chỉ dành cho tay sành điệu, phổ cập vẫn là đặt bẫy bằng tre. Một đoạn tre ngắn tròn, đường kính vừa miệng hang nhông đầu có gắn nhánh cung cong nhờ sợi dây nối vào chốt nhỏ chừa đầu một thòng lọng đặt chính cửa hang. Nhông no mồi tìm về hang chun vào sẽ dễ dàng mắc chốt, cung bật, lập tức vòng dây thắt chặt, càng vùng càng siết chỉ còn biết nằm chờ chủ bẫy đến tóm cổ bỏ vô bao. Thảng hoặc cũng có nhiều chú nhông nằm bên trong chờ đứng bóng mới đi kiếm bữa, rồi ra cũng sẽ bị làm mồi cho vòng thòng lọng oan nghiệt đó thôi.
Bẫy nhông thường là bọn trẻ chăn bò kết hợp, thi thoảng cũng có vài ba cậu sồn sồn lợi dụng lúc nông nhàn mò ra gò bãi săn tìm món ăn cải thiện, còn thừa thì mang lên chợ bán. Hang nhông tuy nhiều nhưng nằm rải rác trên một vùng đất rộng, dễ nhận thấy tại các khuynh mả, nấm mồ. Gặp hang thì đặt bẫy song khi thu hồi khó tránh khỏi bỏ sót hoặc nhầm lẫn của nhau bởi cùng lúc nhiều kẻ khác “hành nghề”, mặc dù đã thỏa thuận nhau địa giới. Chi bằng dùng mực hay lọ bôi trên bẫy làm dấu, dễ nhận, khỏi tranh cãi nhì nhằng.
Thịt nhông ai cũng khen ngon tùy cách chế biến mỗi nơi mỗi khác. Đương nhiên với hàng quán sẽ kép công và khoái khẩu hơn, nhờ gia vị và quá trình bếp núc. Ở thôn quê, thông dụng nhất, ai cũng biết, cũng làm là lột da, bỏ xương, lóc mớ thịt đỏ hỏn, mỡ dính vàng ươm, vận hên gặp thêm chùm trứng mới tượng hình béo bổ. Xong xuôi, đem băm nhỏ với tỏi, tiêu, hành… rồi xào cùng dưa cải hoặc dưa muối xắt mỏng dùng cơm. Sang hơn một bước, người ta biến nó thành một thứ nhưn cuốn bánh tráng, chiên dầu làm món ram nhông vừa thơm, vừa giòn, nhâm nhi với rượu. Theo lời nhiều bậc cao niên, thịt nhông còn là vị thuốc quý trị được các chứng phong và ghẻ sài trẻ nhỏ, nhờ vậy một số choai choai mới sớm bén mùi.
Thuở nhỏ, lũ nít chúng tôi thả bò ra nổng, vừa là kẻ săn bắt, vừa là người thụ hưởng món ăn dân dã trong bữa cơm đạm bạc gia đình. Khúc hát đồng dao bình dị ngày nào luôn đọng trong tâm tưởng, chờ kịp hồi sinh mỗi lần về quê bắt gặp đó đây hình dáng các chú nhông thập thò trước hang mộ vắng: Kỳ nhông là ông kỳ đà/Kỳ đà là cha cắc ké/Cắc ké là mẹ kỳ nhông/Kỳ nhông là ông kỳ đà…
Nhông cát, đặc sản vùng ven biển
Cứ hè đến là nhông lại xuất hiện, chúng đào hang trên cát để đẻ trứng. Đây cũng là lúc chúng ta thưởng thức các món từ nhông. Món nào cũng ngon, lạ miệng, đậm đà hương vị xứ cát, gió biển.
Nhông cát (Leiolepis belliana Gray) tên khác là dông cát, nhông biển, nhông cát sử nữ sinh... là một loài bò sát giống thằn lằn. Thân hơi dẹt, chân mảnh, lưng nhẵn bóng, có vảy nhỏ, bụng màu nhạt có vảy lớn hơn. Đuôi dài, thuôn nhọn. Da có màu sắc biến đổi tùy lúc. Nhông cát có loại to gọi là nhông thềm và loại nhỏ bằng ngón tay là nhông que. Nhông con được gọi là nhông cắc ké. Nhông cát chỉ có ở các tỉnh miền Trung và là đặc sản từ Quảng Trị đến Bình Thuận. Loài này sống ở những cồn cát dọc bờ.
Hầu hết ở các bãi biển Quảng Ngãi ai cũng biết các món ăn được chế biến từ thịt nhông là những món rất ngon, lạ, hấp dẫn và là những món không thể thiếu trên bàn của dân "sành" nhậu.
Thịt nhông thường được chế biến cầu kỳ thành 7 món: nhông nướng, nhông hấp, nhông quay, nhông xào lăn, nhông làm gỏi với lá me non, chả nhông, cháo nhông.
Thịt nhông thơm, ngọt, xương mềm và có vị gần giống như thịt gà nên còn được gọi là “gà đất”. Khi chế biến, người ta có thể ướp thịt dông với sả và gia vị. Trứng nhông bùi béo nhưng không ngấy, mật nhông hơi đắng để lại hậu vị ngọt.
Được ưa chuộng nhất là món nhông nướng. Khi làm thịt Nhông, người ta cắt bỏ đầu, lột da, bỏ hết ruột, rửa sạch. Ướp gia vi gồm có ớt xay, củ nén, tiêu, muối, bột ngọt... Thịt nhông rất hợp với củ nén, thiếu nó coi như thịt nhông nướng mất đi khá nhiều vị ngon. Sau đó người ta dùng lá lốt kẹp thịt nhông lại và nướng trên lửa than đến khi chín vàng. Khi chín thịt nhông có mùi thơm rất đặc biệt, lột lá lốt bên ngoài, thịt nhông nguyên con vàng thẫm. Thịt nhông nướng hợp với kiểu ăn tới đâu xé tới đó. Ăn nhông nướng chấm với muối ớt, tiêu, chanh cùng vài chai bia thì không thể chê vào đâu được.
Món tiếp theo sẽ là ram (nem) nhông. Cũng với quá trình sơ chế như món nhông nướng, nhông sau đó được bằm nhuyễn ướp với nén và ớt giã nhuyễn, thêm chút muối, bột nêm rồi đem gói ram sau đó chiên lên. Ram (nem) nhông quấn với bánh tráng mỏng, rau sống, ăn kèm với nước mắm đã qua pha chế. Có được chén nước mắm ngon ăn kèm với ram nhông không phải là dễ. Mắm chấm phải cay cay, ngòn ngọt, mặn mặn và sánh mới ngon. Ram (nem) nhông, rau sống chấm nước mắm mới thấy được cái đậm đà của món ăn.
Ngoài món nướng, nhông nấu cháo lại ngon độc đáo. Thịt nhông băm nhỏ, xào qua dầu lạc chính hiệu, đợi cháo nhừ thì cho thịt nhông vào cùng mắm muối. Cháo Nhông sẽ không ngon nếu không có nén để nguyên củ, bỏ vào cùng với một ít ớt tươi giã nhuyễn và tiêu bột. Tô cháo nhông nóng hôi hổi, thơm phưng phức ăn đến đâu ấm lòng đến đó. Mùa hè chẳng may có bị cảm thì chỉ cần một tô cháo nhông toát mồ hôi là cơ thể lại hồi sức ngay.
Món nhông băm nhuyễn cả xương xào lăn với sả ớt cũng không kém phần hấp dẫn. Vị ngọt thơm của thịt nhông kết hợp với vị nóng của sả ớt đã tạo nên sự khác biệt quyến rũ tất cả những người ăn.
Đặc biệt, vào khoảng tháng ba, tháng tư âm lịch, ở Bình Thuận có món canh chua lá me non nấu với nhông rất đặc trưng, vì một năm chỉ vài tuần có lá me non để nấu món này. Trứng nhông chiên bơ cũng là món ăn cao cấp đắt tiền, mật nhông dùng làm thức ăn dân gian đặc trị bệnh suyễn. Với dân sành ăn, thịt nhông rưới thêm bơ hoặc mỡ, đem chiên hoặc nướng rồi thưởng thức với rau thơm kèm một vài ly rượu cay cay, âm ấm là đủ ngon lắm rồi.
Giờ đây nhông được chế biến thành nhiều món ăn phong phú hơn và đã trở thành đặc sản đặc sắc của các vùng ven biển.
Dông 7 món
Dông là loài động vật bò sát, sống ở những vùng đất cát, nhất là ven biển. Khi gặp nguy, nó chạy rất nhanh, nên người ta gọi là con dông. Con dông xuất hiện quanh năm, rộ nhất vào mùa mưa (khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 âm lịch). Dông cái (còn gọi là dông mắm) khiêm tốn với bộ da độc một mầu, còn dông đực (dông thềm) có bộ da nhiều mầu sặc sỡ. Bắt dông có nhiều cách: đào, bẫy, chặn ngách, giăng lưới, dò, thổi... Chỉ riêng cách đánh bẫy cũng phong phú: nào là bẫy ống, bẫy đạp, bẫy cạm, bẫy vòng... Những tay đầu bếp ở Ninh Thuận chế biến thịt dông thành 7 món rất sành điệu: gỏi dông, chả dông, dông nướng, dông rôti, dông hấp, dông nấu dưa hồng và cháo dông.
1. Gỏi Dông:
Gỏi dông là một món được nhiều người ưa thích. Thịt dông trộn với rau sống, nước mắm me là thành món "đặc sản" vùng biển. Nhưng chỉ cần chế biến thêm chút nữa, nó trở thành một món ẩm thực sang trọng. Dông để nguyên con, chế nước sôi vào khoảng vài phút, rồi cạo nhẹ cho bong sạch lớp da đất, làm sạch ruột. Làm xong, rửa sạch lớp đất đen ở bụng, sau đó vắt ráo nước, rồi đem luộc chín xé lấy thịt và loại bỏ phần xương.
Thịt dông luộc xé nhỏ, đem ướp gia vị: muối, đường, bột ngọt, tỏi (giã nhỏ) cho ngấm, rồi trộn với hành tây, cà rốt, hành khô và rau răm..., thái mấy lát ớt thành những miếng mỏng xéo trang trí lên cho đẹp mắt.
Gỏi dông ăn kèm với bánh tráng nướng rất ngon miệng. Tùy khẩu vị từng người mà có thể thêm vào nước tương cho đậm đà. Miếng bánh tráng vàng rụm, nhai giòn tan quyện cùng chất thịt ngọt mát và vị thơm đặc trưng của loài dông, tạo nên hương vị đậm đà. Nếu có dịp thưởng thức món gỏi dông, bạn sẽ cảm thấy nó không thua kém gì các loại thịt gà.
Trên miền duyên hải cả nước, Bình Thuận là nơi có điều kiện môi trường thuận lợi cho con dông sinh sản và phát triển. Vì vậy, ngoài các món dông nướng, dông luộc, dông xào lăn, dông làm chả, dông nấu canh dưa hồng... quen thuộc, thì gỏi dông chính là một món ăn đặc sản cao cấp của vùng biển Bình Thuận.
2. Dông nướng:
Hấp dẫn hơn là món dông nướng. Có hai cách để làm dông nướng, tùy theo yêu cầu của khách hàng. Dông nướng để nguyên da, và dông nướng ướp muối ớt sau khi đã lột da. Ngon nhất trong con dông nướng là mật và trứng dông. Mật dông có vị béo nhân nhẩn và để lại cái hậu thật ngọt. Trứng dông rất béo, bùi bùi dùng không ngán, được xem là một loại sơn hào hải vị.
Thịt dông thơm, mềm và có vị ngòn ngọt, gần giống như thịt gà nên còn được gọi là “gà đất”. Khi chế biến, người ta có thể ướp thịt dông với sả và gia vị rồi đem nướng, hoặc có thể làm món dông bằm xúc bánh tráng. Nguyên vật liệu:
_ 1 con kỳ nhông rừng
_ 3 quả cà chua
_ 1 củ hành mọc vùng hoang mạc (trắng hoặc vàng)
_ 1/2 pounds nấm vùng hoang mạc
_ 1/2 thìa cafe xì dầu
_ muối
_ que nướng
Chú thích: có thể thay thế thịt kỳ nhông rừng bằng vật liệu khác
Hướng dẫn thực hiện:
Con kỳ nhông phải còn sống nguyên. Hãy hù doạ cho nó sợ hãi, điều này sẽ làm chất hoang dã thấm vào thịt nó, cho ta một hương vị rất đăc biệt. Sau đó tốt nhất nên dùng vật nặng gõ 1 phát ân huệ vào đầu nó để chuẩn bị bước vào khâu chế biến.
Lưu ý: Đừng giết con kỳ nhông bằng Plasma Gun. Kết quả sẽ không như ý muốn
_ luộc con dông 3 phút, sau dó l?t da, làm s?ch b? d? lòng
_ ướp xì dầu trong vòng 5 phút
_ xâu thịt và cà chua đã cắt miếng vào que
_ nướng trên lò nướng cho đến khi vàng rụi, ta co thê thưởng thức
_ dành cho ghoul và mutant: sau khi nướng có thể hơ trên chất thải phóng xạ vài phút.
3. Chả dông
Với 5 con dông sống, bạn có thể chế biến món này cho 5 người lai rai ngon lành. 100g giò sống, lá xào dông, hành tím, tỏi, sả, ớt, nước mắm, bột ngọt, tiêu và dầu ăn.
Trước hết phải chặt đầu, lột da; muốn lột da dông cho dễ thì dùng dao rạch một đường giữa bụng từ cổ xuống đuôi; sau đó bỏ bộ lòng, chặt bớt đuôi và bốn bàn chân. Chú ý khi làm dông phải giữ vệ sinh sạch sẽ vì dông làm xong không được rửa bằng nước lã để khỏi tanh. Thường người ta dùng lá chuối lót khi làm dông.
Có được thịt dông, muốn chế biến món chả dông phải dùng dao bằm nhuyễn hay dùng cối xay thịt rồi giã nhuyễn cùng với các loại gia vị như: ớt, hành, tiêu, tỏi, mỡ heo hay dầu ăn. Sau đó trộn thịt dông cùng gia vị với một ít nấm mèo và bách thảo đã cắt nhỏ, dùng bánh tráng mỏng cuốn hỗn hợp này thành những cuốn bằng ngón tay rồi bỏ vào chảo dầu chiên dòn. Món này ăn kèm với cơm rất ngon.
4. Cháo dông
Sau món chả, những người sành ăn còn muốn húp chén cháo dông nóng hổi vào cuối cuộc nhâm nhi. Thịt dông sau khi giã nhuyễn để làm chả thì dành lại một ít để nấu cháo, thường một nồi cháo cho bốn người ăn thì sử dụng một lạng thịt dông là vừa. Muốn nồi cháo ngon thì xào qua thịt dông bằng dầu ăn. Gạo dùng nấu cháo phải là gạo thơm Tuy Hòa, ngâm sơ qua nước lã đến khi nồi nước thịt dông sôi ùng ục thì đổ gạo vào một lúc rồi nêm thêm muối mắm, mì chính, hành, tiêu... thế là có nồi cháo dông đặc biệt bồi dưỡng cơ thể sau những giờ lao động chân tay, trí óc mệt nhọc hoặc sau những “trận” chén chú, chén anh rượu vào lời ra, bụng đói meo...
(Tổng hợp nhiều nguồn)
Dông nướng Phan Thiết
Từ lâu Phan Thiết, Bình Thuận đã nổi tiếng không chỉ bởi những bãi biển đẹp, những khu resort nghỉ dưỡng cao cấp mà nói đến nơi đây, khách du lịch còn nhắc đến hàng loạt món ăn nổi tiếng như: mực nướng, cá đục nướng, sò huyết, ốc luộc..., trong số đó du khách không thể nào bỏ qua món dông nướng. Đây là đặc sản của vùng đồi cát.
Gần đây cùng với xu hướng thưởng thức các món ăn ngon, lạ thì ngành nuôi dế, nuôi bọ cạp, nuôi dông ngày càng phát triển. Thuận lợi về địa hình, với những đồi cát chạy dọc ven biển tạo điều kiện cho việc nuôi dông cát. Bắt đầu phát triển ở Bình Thuận trong chục năm trở lại đây, ngành nuôi dông cát ngày nay phát triển với quy mô nuôi công nghiệp.
Dông thuộc họ bò sát, có kích thước lớn hơn thằn lằn, chiều dài từ 20-30cm. Từ một loài vật hoang dã được con người đem về nuôi, con dông đã sớm khẳng định được giá trị. Giá dông hiện nay trên thị trường là khá đắt mà vẫn không đủ hàng để cung ứng.
Để chế biến món dông nướng, đầu tiên chúng ta phải chọn những con mập, có kích thước của dông trưởng thành, vì nếu lựa những con nhỏ quá thì thịt dông sẽ rất bở, không ngon. Sau khi lột da dông, vệ sinh sạch sẽ rồi tẩm ướp gia vị.
Chúng ta ướp vào thịt dông hành băm nhuyễn, hạt nêm, tiêu và nước nắm. Nước nắm là thành phần không thể thiếu của món ăn, phải chọn loại nước mắm ngon của địa phương. Chờ khoảng 30 phút cho thịt thấm gia vị. Sau khi nhóm bếp, cho dông lên vỉ nướng. Theo kinh nghiệm thì nên nướng bằng bếp than vì như thế mới toát lên hết hương vị của món ăn.
Trong giai đoạn nướng chúng ta chú ý phải trở đều, không để thịt dông bị cháy khét. Sau khi dông chín vàng hai mặt, chúng ta bày ra đĩa, trang trí cho đẹp mắt. Dông nướng có thể ăn với bánh tráng nướng hoặc ăn với rau sống, bún và bánh tráng cuốn. Cho dông vào bánh tráng, cho thêm tí bún, rau sống cuốn lại rồi chấm nước mắm me thì không gì bằng.
Đối với những người con xa quê, dông nướng là món ăn không thể quên trong ký ức. Dù cho ngày nay người ta có thể tìm thấy dông nướng ở những quán ăn lớn, những quán nhậu khắp mọi nơi, nhưng vẫn không đâu bằng phố biển. Hương vị và cách thức chế biến đã làm nên sự khác biệt giữa món dông nướng Phan Thiết với những nơi khác.
Theo TTO
Nhông cát ven biển
Cứ hè đến là nhông lại xuất hiện, chúng đào hang trên cát để đẻ trứng. Đây cũng là lúc chúng ta thưởng thức các món từ nhông.
Nhông cát chỉ có ở các tỉnh miền Trung và là đặc sản từ Quảng Trị đến Bình Thuận. Loài này sống ở những cồn cát dọc bờ. Hầu hết ở các bãi biển Quảng Ngãi ai cũng biết các món ăn được chế biến từ thịt nhông là những món rất ngon, lạ, hấp dẫn và là những món không thể thiếu trên bàn của dân "sành" nhậu.
Thịt nhông thường được chế biến cầu kỳ thành 7 món: nhông nướng, nhông hấp, nhông quay, nhông xào lăn, nhông làm gỏi với lá me non, chả nhông, cháo nhông. Món nào cũng ngon, lạ miệng, đậm đà hương vị xứ cát, gió biển. Thịt nhông thơm, ngọt, xương mềm và có vị gần giống như thịt gà nên còn được gọi là "gà đất". Khi chế biến, người ta có thể ướp thịt dông với sả và gia vị. Trứng nhông bùi béo nhưng không ngấy, mật nhông hơi đắng để lại hậu vị ngọt.
Được ưa chuộng nhất là món nhông nướng. Khi làm thịt Nhông, người ta cắt bỏ đầu, lột da, bỏ hết ruột, rửa sạch. Ướp gia vi gồm có ớt xay, củ nén, tiêu, muối, bột ngọt... Thịt nhông rất hợp với củ nén, thiếu nó coi như thịt nhông nướng mất đi khá nhiều vị ngon. Sau đó người ta dùng lá lốt kẹp thịt nhông lại và nướng trên lửa than đến khi chín vàng. Khi chín thịt nhông có mùi thơm rất đặc biệt, lột lá lốt bên ngoài, thịt nhông nguyên con vàng thẫm. Thịt nhông nướng hợp với kiểu ăn tới đâu xé tới đó. Ăn nhông nướng chấm với muối ớt, tiêu, chanh cùng vài chai bia thì không thể chê vào đâu được.
Món tiếp theo sẽ là ram (nem) nhông. Cũng với quá trình sơ chế như món nhông nướng, nhông sau đó được bằm nhuyễn ướp với nén và ớt giã nhuyễn, thêm chút muối, bột nêm rồi đem gói ram sau đó chiên lên. Ram (nem) nhông quấn với bánh tráng mỏng, rau sống, ăn kèm với nước mắm đã qua pha chế. Có được chén nước mắm ngon ăn kèm với ram nhông không phải là dễ. Mắm chấm phải cay cay, ngòn ngọt, mặn mặn và sánh mới ngon. Ram (nem) nhông, rau sống chấm nước mắm mới thấy được cái đậm đà của món ăn.
Ngoài món nướng, nhông nấu cháo lại ngon độc đáo. Thịt nhông băm nhỏ, xào qua dầu lạc chính hiệu, đợi cháo nhừ thì cho thịt nhông vào cùng mắm muối. Cháo Nhông sẽ không ngon nếu không có nén để nguyên củ, bỏ vào cùng với một ít ớt tươi giã nhuyễn và tiêu bột. Tô cháo nhông nóng hôi hổi, thơm phưng phức ăn đến đâu ấm lòng đến đó. Mùa hè chẳng may có bị cảm thì chỉ cần một tô cháo nhông toát mồ hôi là cơ thể lại hồi sức ngay.
Món nhông băm nhuyễn cả xương xào lăn với sả ớt cũng không kém phần hấp dẫn. Vị ngọt thơm của thịt nhông kết hợp với vị nóng của sả ớt đã tạo nên sự khác biệt quyến rũ tất cả những người ăn.
Đặc biệt, vào khoảng tháng ba, tháng tư âm lịch, ở Bình Thuận có món canh chua lá me non nấu với nhông rất đặc trưng, vì một năm chỉ vài tuần có lá me non để nấu món này. Trứng nhông chiên bơ cũng là món ăn cao cấp đắt tiền, mật nhông dùng làm thức ăn dân gian đặc trị bệnh suyễn. Với dân sành ăn, thịt nhông rưới thêm bơ hoặc mỡ, đem chiên hoặc nướng rồi thưởng thức với rau thơm kèm một vài ly rượu cay cay, âm ấm là đủ ngon lắm rồi.
Giờ đây nhông được chế biến thành nhiều món ăn phong phú hơn và đã trở thành đặc sản đặc sắc của các vùng ven biển.
Tạp chí Ciao.vn
Nhông cát - Thức ăn vị thuốc độc đáo
Nhông cát (Leiolepis belliana Gray) tên khác là dông cát, nhông biển, nhông cát sử nữ sinh... là một loài bò sát giống thằn lằn. Thân hơi dẹt bên ở chỗ tiếp giáp của phần lưng và phần bụng, có thể dài đến 0,8-1m kể cả đuôi. Chân mảnh, các ngón không có màng da. Lưng nhẵn bóng, có 4 đường sọc màu vàng nâu nhạt hoặc sẫm chạy từ gáy đến đuôi và rất nhiều chấm hình lục lăng màu lục xám, vảy nhỏ. Bụng màu nhạt có vảy lớn hơn. Đuôi dài, thuôn nhọn. Da có màu sắc biến đổi tùy lúc.
Nhông cát có loại to, nặng khoảng vài trăm gam, gọi là nhông thềm và loại nhỏ bằng ngón tay là nhông que. Nhông con được gọi là nhông cắc ké.
Nhông cát chỉ có ở các tỉnh miền Trung và là đặc sản từ Quảng Trị đến Bình Thuận. Nó sống ở những cồn cát dọc bờ biển cách bờ từ 50-100m. Nhông cát đào hang để ở và ăn lá, hoa của cây lục lặc, cúc dại, các loại côn trùng như dế, châu chấu, ong đất, kiến...
Về mặt thực phẩm, nhông cát có giá trị dinh dưỡng cao. Thịt của nó được chế biến cầu kỳ thành 7 món như nhông nướng, nhông hấp, nhông quay, nhông xào lăn, nhông làm gỏi với lá me non, chả nhông, cháo nhông. Món nào cũng ngon, lạ miệng, đậm đà hương vị xứ cát, gió biển với thịt ngọt, xương mềm, trứng bùi béo nhưng không ngấy, mật đăng đắng để lại hậu vị ngọt. Đặc biệt là nhông nướng ướp củ hành nén được nhân dân ở đây coi như món ăn - bài thuốc có tác dụng chữa sốt, cảm lạnh, đau nhức, ho, kém tiêu.
Có thể bạn chưa biết
Thịt nhông cát còn có thể chữa hen suyễn, ghẻ lở.
Theo Đông y, thịt nhông cát có vị ngọt, mặn, mùi thơm, tính bình, không độc, có tác dụng bồi bổ, giảm đau, kích thích tiêu hóa, tiêu độc, làm khô vết thương, được dùng như thịt cóc, thịt tắc kè để chữa suy dinh dưỡng, gầy còm, kém ăn, chậm lớn ở trẻ em dưới dạng cháo nóng được chế biến như sau: thịt nhông cát băm nhỏ, xào với dầu lạc cho chín, rồi đổ vào cháo đã nấu nhừ nhuyễn cùng với gia vị cho đậm, ăn đều đặn hằng ngày.
Những người làm thuốc ở địa phương cho rằng nhông cát hay tìm ăn chồi non của nhiều loại cây thuốc và uống những giọt sương đêm đọng trên lá cây nên thịt của nó săn, lành, chữa được chứng nhức mỏi gân xương, thấp khớp, tê bại. Dạng dùng thông thường là thịt nhông cát phơi hay sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, uống 2-3 lần trong ngày, mỗi lần 10-20g. Có thể trộn bột với mật ong làm viên thuốc.
DS. Đỗ Huy Bích
Báo Sức khỏe & Ðời sống
Các món ăn "bí truyền" từ con Kỳ nhông (con dông, con giông)
Từ xa xưa kỳ nhông được đồng bào miền trung, ví như là "Rồng Đất", có thể chữa được rất nhiều bệnh liên quan đến yếu sinh lý, thận yếu, sức khoẻ sút giảm, stress do lao lực. Đặc biệt phù hợp với các lứa tuổi đang lớn cần canxi. Trong điều kiện kinh tế xã hội ngày càng căng thẳng thì các doanh nhân, thương gia, những nhà trí thức làm việc trí não lại càng chú trọng đến vấn đề sức khoẻ, tăng độ dẻo dai thể lực, bền bỉ để có thể làm việc, kỳ nhông lại càng được săn lùng ráo riết. Một dĩa kỳ nhông nướng chấm muối ớt xé ra ăn thơm phức, ngọt, béo ... luôn là mơ ước của bất kỳ người sành ăn nào.
Kỳ nhông có thể chế biến thành món đặc sản thịt Dông, một loại bò sát ở hang sinh sản tại vùng đồi cát trải dài dọc bờ biển. Con Dông mình dài khoảng 50 cm, thân rộng cỡ bốn ngón tay. Loại lớn gọi là Dông thềm nặng trên nửa ký. Bắt Dông không dễ, phải có kinh nghiệm, kỹ thuật lành nghề và bằng nhiều cách như bẫy, dò, câu, đào… Người đào bắt từ sớm đến tối chỉ được gần 20 con. Mùa Dông bắt đầu từ tháng 5 âm lịch trở đi khi vào mùa mưa, đến tháng 8, tháng 9 là nhiều nhất. Hình thù con Dông trông có vẻ kỳ dị với các vằn đen đỏ dọc dài hai bên sống nhưng thịt Dông trắng nõn nà, ngon lành chẳng kém thịt gà ta, xương nhỏ lại giòn, rất dễ chế biến. Đơn giản nhất và cũng có lẽ là khoái khẩu nhất là đốt lửa nướng Dông rồi xé thành từng miếng chấm muối ớt ăn tại chỗ là đủ ngon. Các món Dông chế biến quen thuộc của người Bình Thuận gồm thịt Dông bằm làm chả hoặc làm gỏi với lá lành ngạnh, lá cốc chua. Thịt Dông hầm thuốc bắc để bồi bổ sức khỏe cho người ốm dậy. Thịt Dông kho gừng ớt, Dông nấu canh chua với lá me non hay băm viên nấu với dưa hồng… Và không gì ngon hơn vào những ngày mưa dầm được thưởng thức món bánh xèo thịt Dông nóng hổi do chính các Bà Mẹ Bình Thuận nấu. Món ăn đặc sản của Bình Thuận không phải là món ăn sang trọng, chỉ là món thông thường nhưng nhờ chế biến khéo léo theo kỹ thuật truyền lại nhiều đời mà trở thành ngon miệng đối với mọi người.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)